Ngành thép Việt Nam sau Covid-19

Năm 2021 đánh dấu bước ngoặt mang tính lịch sử của ngành thép Việt Nam. Lần đầu tiên, xuất khẩu vượt mốc 10 tỷ USD, và cũng lần đầu tiên xuất siêu sau nhiều năm chỉ biết đến nhập siêu. Đây có thể được coi là “kỳ tích” trong bối cảnh thương mại toàn cầu bị “đông cứng” nhiều tháng do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Kết quả này sẽ “tiếp thêm lửa” cho ngành thép “bùng cháy” hơn nữa trong năm 2022.

Tình hình ngành thép sau Covid-19 đi qua

Theo công bố chính thức của Tổng cục Thống kê, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sắt thép các loại đạt 11,748 tỷ USD, tăng 123,4% và nhập khẩu đạt 11,5 tỷ USD, tăng 42,6% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, ngành thép xuất siêu 248 triệu USD.

Năm 2021 là một năm đầy biến động của nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Đại dịch Covid-19 bùng phát đã thay đổi hầu hết các kịch bản kinh tế cũng như đảo lộn các dự báo triển vọng ngành sản xuất trong nước, trong đó có ngành thép.

Ngay từ những tháng đầu năm, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nhận định, ngành thép trong nước sẽ có một năm khó khăn trước sức ép cạnh tranh từ việc gia tăng nguồn cung trong nước, thép nhập khẩu từ nước ngoài; việc siết chặt tín dụng cho vay đối với thị trường bất động sản trong nước và các công trình xây dựng chậm tiến độ.

Sau đại dịch, ngành thép Việt Nam trải qua nhiều biến chuyển mang tính quyết định

Sự bứt phá

Đại dịch Covid-19 đã khiến áp lực cạnh tranh từ thép Trung Quốc giảm đáng kể, thậm chí xuất khẩu vào thị trường này còn tăng đột biến do nhu cầu tiêu thụ nội địa của quốc gia này tăng mạnh, trong khi nguồn cung chưa thể gia tăng ngay để đáp ứng.

Đặc biệt, lần đầu tiên, sau nhiều năm, nhu cầu thép toàn cầu không còn phụ thuộc vào Trung Quốc. Hơn nữa, trong bối cảnh các quốc gia phương Tây đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhu cầu thép tăng cao nên các doanh nghiệp thép Việt Nam đã cố gắng tận dụng cơ hội từ kênh xuất khẩu.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong khi nhiều ngành hàng xuất khẩu lớn tuột mất cả tỷ USD vì dịch bệnh, thì sắt thép là ngành sản xuất có tốc độ phục hồi mạnh nhất. Xuất khẩu sắt thép tăng ngay từ quý 1/2021 và tiếp tục khởi sắc trong những tháng tiếp theo. 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thép đạt gần 4,9 triệu tấn, tương đương 3,6 tỷ USD đến hơn 20 quốc gia, trong đó thị trường xuất khẩu chính là ASEAN, EU, Mỹ và Trung Quốc.

Tới hết tháng 9/2021, kim ngạch xuất khẩu thép tăng lên gần 9,7 triệu tấn, tương đương gần 8,7 tỷ USD. Sau 11 tháng, tổng lượng xuất khẩu sắt thép các loại của cả nước là 12,2 triệu tấn, trị giá đạt 10,84 tỷ USD, tăng 36,8% về lượng và tăng mạnh 130,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là: ASEAN đạt 3,49 triệu tấn, giảm 8%; Trung Quốc đạt 2,6 triệu tấn, giảm 20,1%; EU đạt 1,71 triệu tấn, tăng gấp 7 lần; Hoa Kỳ đạt 916 nghìn tấn, tăng 5 lần so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, mặt hàng sắt thép chính thức gia nhập vào Câu lạc bộ các mặt hàng xuất khẩu có trị giá trên 10 tỷ USD.

Bài viết khác

Bật mí về loại thép xây dựng VAS

Thép VAS là thép gì? Thép VAS là tên gọi khác của thép Việt Mỹ, có tiền thân là nhà máy cán thép Miền Trung được thành lập năm 1996. Đến năm 2012 thì chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Sản xuất Thép Việt Mỹ. Với khát vọng vươn tầm quốc tế,…

Vai trò ngành thép

Vai trò của thép trong xây dựng Trong tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,… thì ngành xây dựng là lĩnh vực cần nhiều sự có mặt của thép nhất. Với tính chất cứng rắn và khả năng dễ dàng tạo hình khi ở nhiệt độ cao. Thép đã trở thành nguyên…

Kẻ khóc người cười trong ngành thép

Thua lỗ từ thép Đại gia thép đầu tiên phải kể tới là Công ty Cổ phần thép Pomina. Nếu như các năm trước, DN này luôn tăng trưởng dương thì năm qua đã tụt dốc với việc lỗ 219 tỷ đồng. Dù doanh thu trong năm 2013 của Pomina đạt gần 10.000 tỷ đồng,…

Contact Me on Zalo
0392 868 788